Hoa hồng Bungari ban đầu có nguồn gốc từ Ấn Độ
Nguồn gốc hoa hồng Bungari
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng đất nước Bungari là xứ sở của hoa hồng thì chắc chắn đây cũng là cái nôi sinh ra của loài hoa này. Tuy nhiên hoa hồng có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ.
Loài hoa hồng này cũng gắn liền với một truyền thuyết thú vị về câu chuyện tình cảm của những cô gái – chàng trai. Đến thời điểm hiện tại, du khách đến với quốc gia này vẫn luôn ưu tiên chọn các vườn hoa hồng làm điểm tham quan chính.
Những đặc điểm hình thái của hoa hồng Bungari
Hoa hồng Bungari du nhập về nước ta được gọi với cá tên là hoa hồng ngoại, hoa hồng leo. Hoa hồng leo là loại cây thân gỗ, dây leo với những cành buông rũ. Hoa hồng Bungari có những tán lá lep rậm rạp và vươn cao được đến hơn 3m.
Hoa hồng Bungari thường mọc đơn, có nhiều cánh xếp dày với nhau và nở bung. Thời điểm hoa hồng leo nở nhiều nhất là vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm.
Thời điểm hoa hồng Bungari nở đẹp nhất là vào tháng 4 – 5 hàng năm
Cách trồng hoa hồng Bungari
Hoa hồng leo không yêu cầu quá nhiều về môi trường sinh trưởng và điều kiện chăm sóc. Bạn có thể trồng hoa hồng vào màu xuân, màu hè để tạo bộ rễ ổn định trước khi màu xuân đến.
Đất trồng hoa hồng Bungari thích hợp nhất cần có tỷ lệ như sau: 5-% đất thịt có độ dẻo, 20% đất sạch, 20% trấu, 5% phân hữu cơ và 5% phân chuồng đã ủ hoai.
Đối với những cây hoa hồng nhỏ có chiều cao dưới 50cm thì kích thước chậu trồng phù hợp nhất là 20cm x 20cm. Cứ như thế, nếu bạn trồng hoa hồng Bungari có chiều cao khoảng 1m thì kích thước chậu trồng từ 40cm x 40cm.
Có những cách nhân giống hoa hồng Bungari nào?
Với hoa hồng Bungari, bạn có thể sử dụng những phương pháp nhân giống như:
Phương pháp giâm cành
Bạn chỉ cần cắt 1 đoạn cành hồng dài khoảng 15cm, cành hồng không được giá non hay quá già, là cành bánh tẻ khỏe mạnh. Bạn chấm một đầu gốc của cành hồng vào trong dung dịch thuốc kích thích mọc rễ để nâng cao tỷ lệ sống cho cây.
Sau đó bạn chuẩn bị đất trồng, cắm phần đầu vừa nhúng thuốc kích thích sinh trưởng xuống đất. Sau khoảng thời gian chăm sóc, cành hồng sẽ bắt đầu đâm rễ và ra những chồi non nhỏ.
Có thể trồng hoa hồng Bungari bằng phương pháp giâm cành
Phương pháp gieo hạt
Hạt giống hoa hồng Bungari khi mua về sẽ mang ngâm khoảng 5 giờ, khi hạt nổi lên trên mặt nước thì mang ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ từ 1 – 2 tiếng.
Chuẩn bị sẵn khay đất và gieo hạt hoa hồng sâu xuống khoảng 5cm. Tùy thuộc vào giống hoa hồng mà cây có thể lên mầm sau khoảng 7 – 30 ngày.
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng leo Bungari
Hoa hồng leo Bungari không phải là loại cây quá ưa nước, vào mua khô bạn cũng chỉ nên tưới cây 2 lần/ngày. Thời điểm tưới thích hợp nhất là sáng sớm và chiều tối.
Vào mùa đông, thời điểm tưới nước cho cây nên 1 tuần khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày.
Nếu hoa hồng leo Bungari được trồng trong chậu, thời gian để tiến hành thay đất sẽ là từ 6 tháng – 1 năm. Trước thời điểm thay chậu nên ngừng tưới nước trước đó 1 ngày để tránh tình trạng làm vỡ bầu đất. Sau khi thay chậu xong cây cần được tưới đẫm nước đến khi thấy nước chảy ra ở dưới đáy chậu thì ngưng.
Hoa hồng Bungari rất cần ánh sáng mặt trời để có thể sinh trưởng và phát triển cách tốt nhất. Thời gian cây hoa hồng nhận được ánh sáng tối thiểu là 6 tiếng 1 ngày.
Để tránh cây hoa hồng Bungari gặp phải sâu bệnh hại, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
Trong quá trình tưới nước tránh tưới trực tiếp lên lá, hoa, đặc biệt là vào thời điểm ban đêm, Vì đó sẽ là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Thời điểm tưới cho hoa thích hợp nhất là vào sáng sớm và chiều tối
Nếu phát hiện cây hoa hồng bị nấm cần sử dụng các loại thuốc đặc trị 7 ngày/lần.
Hoa hồng leo nên được cắt tỉa đi những cành, lá già, cằn cỗi, bị sâu bệnh để cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế mầm bệnh.
Trong bài viết là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về hoa hồng Bungari. Bạn có thể tham khảo để gieo trồng và chăm sóc cây hoa hồng cách tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.